Vải dệt thoi (P2)

Cỡ chữ

Đăng lúc 05:46:43 ngày 01/03/2018 | Lượt xem 2941

3/ Trọng lượng vải ( Fabric weight) : 

Trọng lượng vải là cân nặng của vải trên một đơn vị diện tích , thường là gram trên mét vuông ( g/m2 hay gram per square meter  GSM) hay Ounce trên yard vuông ( Ounce per square yard – Oz/ yd2) thường được sử dụng trong hệ thống đo lường quốc tế .

Trọng lượng vải

Một loại vải gọi là nhẹ khi có trọng lượng dao động từ: 30 -150 g/m2; Gọi là trung bình khi trọng lượng dao động từ 150- 350 g/m2; Và gọi là vải nặng khi trọng lượng nặng hơn 300g/m2 .

Thông thường, phải mô tả trọng lượng vải theo cả hai hệ thống đơn vị GSM g/m2 hay đơn vị Metric và cả hệ thống đo lường Anh ( Imperial) nghĩa là Oz/Yd2  vì:

    Metric là đơn vị tiêu chuẩn ISO được sủ dụng trong tiêu chuẩn quốc tế ASTM D3776-07 cho việc xác định trọng lượng vật liệu trên một diện tích. Khi bạn gửi vải tới một phòng thí nghiệm kiểm định, họ sẽ dùng tiêu chuẩn này để kiểm tra và báo cáo kết quả.
    Dụng cụ để kiểm tra trọng lượng theo phương pháp này là đơn giãn, rẽ tiền và có thể thực hiện ngay trong văn phòng của ban.
    Mặc dù là tiêu chuẩn chung của quốc tế, nhưng Mỹ là một trong những nước không sủ dụng đơn vị metric này, vì vậy phải chuyển thành Oz/Yd2.

Ngoài ra, có khi người ta còn mô tả trọng lượng vải theo đơn vị chiều dài của vải ( Linear measure). Ví dụ:

    g/m hay gram trên chiều dài 1m ( g/m or gram per linear meter)
    oz/yd hay ounce trên một yard chiều dài ( oz/yd or ounces per linear yard),

1 Ounce = 28.35 gram

1 Yard = 0.914 mét

1 Yard vuông hay Yd2 = 0,914 x 0,914 = 0, 836 mét vuông

Vì vậy:

1 Oz/Yd2 = 28.35gr/ 0.836 m2 = 33.9

Nhìn vào trọng lượng vải, kiểu dệt và hoàn tất, có thể giúp bạn để quyết định chọn loại vải thích hợp nhất tùy theo yêu cầu sử dụng cuối cùng của nó.

Trong may mặc, người ta còn dựa vào trọng lượng vải hay vải dày mỏng để chọn chỉ may hay kim may tương ứng để phù hợp.

4/ Thành phần vải (Fabric composition %):

Thành phần vải chắc chắn là một thông số quan trọng khi mô tả hoặc đề cập đén bất lỳ một loại vải hoặc áo quần nào đó. Ngoài việc thành phần vải cho chúng ta biết tính chất cơ lý hóa của sản phẩm, mức độ giá trị, tính chất sử dụng ….nó còn là một yêu cầu bắt buộc phải công bố trên nhãn hàng hóa theo luật định (ví dụ như quy định 16 CFR Part 303 của Ủy ban Thương mại liên bang Hoa kỳ hay quy định EU 1007/2011 của liên minh Châu Âu…) nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Các quy định này nói chung bắt buộc mỗi sản phẩm hàng hóa dệt may khi tiêu thụ trên thị trừơng đếu phải ghi rõ thành phần vật liệu vải trên nhãn hàng hóa sử dụng, nhãn này bao gồm thông tin vật liệu dệt, hướng dẫn sử dụng, thông tin nhà nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ …và phải được gắn liền trên sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng với các yêu cầu khác như dễ nhận ra, dễ đọc… Thêm nữa, thành phần này, phải được phân tích và chứng nhận bởi một đơn vị kiểm định hay phòng thí nghiêm độc lập, được công nhận bởi chính phủ nước nhập khẩu. Ví dụ như các phòng thí nghiêm Intertek, BV, SGS, TUV…

Không ít trường hợp ở thị trường nội địa hiện nay, chúng ta gặp phải những áo quần rõ ràng chất liệu là 100% Polyester, nhưng trên nhãn thành phần vẫn ghi là 100% Cotton, hoặc 65% polyester 35% Cotton… Tôi không nghĩ đây là những trường hợp người sản xuất cố tình đánh lừa người sử dụng mà là chưa nhận thức được vai trò quan trọng , cũng như ý nghĩa của thành phần vải cũng như chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ về yêu cầu của nhãn thành phần từ các cơ quan có trách  nhiệm.

Vậy thành phần vải là gì:

Thành phần vải bao gồm tỷ lệ các thành phần xơ sợi tham gia trong vải. Xơ sợi đó có thể là xơ sợi thiên nhiên hay nhân tạo. Có thể là chỉ gồm một loại xơ sợi (Tỷ lệ 100%) hay 2, 3 .. hay có thể nhiều hơn các loại xơ sợi khác nhau. Ví dụ:

Cotton 100%

Hay: Cotton 60% Polyester 40%

Hay: 65% Polyester, 31% Coton, 4% Spandex

…………………………..

Để xác định thành phần vải người ta có thể sủ dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng

    Kiểm tra bằng trực quan hoặc dưới kính hiển vi.
    Bằng cách đốt và nhận ra loại xơ sợi.
    Dùng biện pháp hòa tan bằng các loại hóa chất và nhận ra dựa vào đặc diểm hòa tan của mỗi loại xơ sợi.
    Dựa vào phổ quang học đặc trưng của từng loại xơ sợi.

Hai phương pháp tiêu chuẩn để xác định thành phần vải trong các phòng thí nghiệm kiểm định hiên nay như Intertek, BV, TUV., SGS….sử dụng đó là các tiêu chuẩn :

    AATCC 20A cho kiểm tra định tính và
    AATCC 20 cho kiểm tra định lượng.  Ví dụ kết quả trong một báo cáo của ITS như sau:

Intertek
 

Nhân đây cũng chỉ đề cập sơ qua tổng quan sơ đò về phân loại các loại vật liệu dệt. Để hiểu sâu hơn về về tính chất và ứng dụng của các loại xơ dệt, các bạn sẽ phải đọc thêm ở bài viết chuyên về vật liệu dêt.

Xơ dệt


5/Formaldehyde  :

Formaldehyde là hợp chất hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác nhau như formol, methyl aldehyde, methylene oxide, metanal, là andehyde đơn giản nhất… Công thức hóa học là HCHO, là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formon hay formalin).

Formaldehyde là một trong những hóa chất công nghiệp cơ bản, rất độc nhưng lại rất thông dụng. Formaldehyde được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo (chiếm tới một nửa tổng số formaldehyde tiêu thụ), trong giấy, sơn, xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, keo dán,  thuốc nổ, các sản phẩm làm sạch, trong thuốc và sản phẩm nha, giấy than, mực máy photocopy… làm chất khử trùng trong nông nghiệp và thủy sản.

Formaldehyde có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn, sát trùng và là dung môi để bảo vệ các  mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người, ướp xác… Formaldehyde dễ dàng kết hợp với các protein (thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rữa, không ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa. Chính tính chất này đã bị lợi dụng để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt…và cả trong bia để chống cặn vì giá thành thấp.

Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi,…Formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Formaldehyde là một chất có tiềm năng gây ung thư đã được tranh luận từ những năm 1980. Từ tháng 4 năm 2004, formaldehyde đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại thuộc nhóm 3 (chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (chất gây ung thư). Tuy nhiên, hiện giờ phân loại formaldehyde là chất có khả năng gây ung thư vẫn duy trì trên toàn EU.

Riêng việc tồn tại formaldehyde trên vải, quần áo mới được phát hiện từ năm 2007, sau khi một số lô hàng chăn nệm Trung Quốc bày bán tại Úc bị phát hiện có formaldehyde với liều lượng cao. Formaldehyde tồn tại trong vải là hoàn toàn có thể, không phân biệt vải dệt của nhà máy hay vải dệt thủ công truyền thống. Formaldehyde tồn tại trong vải do được sử dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu hoàn tất, chống nấm mốc. Dùng Formalfehyde dạng nhựa trong xử lý hoàn tất để chống nhàu, phần lớn áp dụng cho các sản  phẩm dệt từ sợi thiên nhiên như cotton, tơ tằm… Mặc dù hiện nay có rất nhiều công nghệ và hóa chất khác để thay thế formaldehyde, nhưng formaldehyde vẫn được sử dụng trong công nghiệp dệt vì giá thành rẻ.

Mức giới hạn formaldehyde trong vải ở các nước không giống nhau, Nhật có mức giới hạn nghiêm ngặt là vải dùng cho trẻ em thì không có formaldehyde và không quá 75 ppm đối với vải tiếp xúc trực tiếp với da. Tuy nhiên, giới hạn này có thể xem là một rào cản kỹ thuật vì phương pháp kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 14184-1998 chỉ phát hiện formaldehyde ở mức trên 20 ppm trong vải.

Các chuyên gia  châu Âu cho rằng ở mức dưới 10 ppm thì coi như không có formaldehyde, từ 10 ppm đến 20 ppm thì có thể xác định có formaldehyde trong vải nhưng chỉ có thể định lượng được khi formaldehyde có hơn 20 ppm, vì thế đưa ra việc xác định formalfehyde trong vải ở mức từ 0 đến 20 ppm là không thật. Từ đó, Liên minh châu Âu chấp nhận mức giới hạn formaldehyde có trong vải là ≤ 30 ppm. Thực tế, chúng ta không dễ dàng nhận biết sự có mặt của formaldehyde trong vải do mùi hắc đặc trưng của nó vẫn có thể bị lẫn với các loại hóa chất hồ vải, thuốc nhuộm màu hay giữa các loại chất liệu vải khác nhau. Việc nhận biết dư lượng hóa chất này chỉ có thể thực hiện nhờ các phương pháp kiểm tra.

Gần đây, còn nhiều nước trong đó có Việt Nam, về tiêu chuẩn chất lượng vải không đề cập đến formaldehyde. Do đó, các lô hàng quần áo nhập khẩu vào Việt Nam không bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn này. Trước thông tin nhiều loại quần áo Trung Quốc chứa chất gây ung thư formaldehyde khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vì formaldehyde có đặc tính hòa tan trong nước, nên tốt nhất quần áo, chăn drap, rèm cửa hay vải bọc ghế… mới mua về nên giặt sạch trước khi dùng để giảm nguy cơ nhiễm độc (Một thực nghiệm tại Hàn Quốc cho thấy, dư lượng formaldehyde trong các sản phẩm dệt may giảm 60% sau khi giặt lần đầu). Theo thời gian, dư lượng formaldehyde trong vải dệt may sẽ mất dần do quá trình phân hủy trong không khí bởi đây là chất khí dễ bay hơi.

Do vậy, để sản xuất vải hay áo quần xuất khảu qua các thị trường nước ngoài , việc tìm hiểu yêu cầu về hàm lượng Formaldehyde cho phép là vấn đề phải quan tâm để lựa chọn hóa chất thuốc nhuộm, công nghệ xử lý phù hợp, của nhà sản xuât.

6/ Chỉ số pH :

Chỉ số pH

ph-meterpH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Một dung dịch trung hòa khi hoạt độ của các ion hiđrô cân bằng với hoạt độ của các ion hiđrôxít, hay có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

Giá trị pH da của con người là có tính axit nhẹ và nó có khả năng  ức chế sự phát triển của nhiều bệnh. Vải có  pH nằm trong trung tính (pH 7) hoặc nhẹ  (hơi dưới 7) là thân thiện với  da người . Vải có giá trị pH cao  có thể dễ dàng làm hại và có thể gây ra phản ứng dị ứng với da người sủ dụng .

Áó quần là vật dụng  tiếp xúc trực tiếp với da người, do vậy Ph của vải là một chỉ tiêu quan trọng mà chúng ta phải chú trọng kiểm soát  để bảo đảm rằng pH còn lại trên vải sau khi hoàn tất luôn luôn phải nằm trong phạm vi cho phép của khách hàng.

Để kiểm tra giá trị pH trong vải, người ta đun một mẫu vải trong nước cất để chiết lấy acid hay kiềm trong vải vào dung dịch, sau đó để nguội và đo bằng pH kể ( pH meter)  .

Đây là một ví dụ  báo cáo kết quả kiểm tra pH và Formaldehyde trên một loại vải của phòng thí nghiệm ITS:

Formaldehyde-and-pH


Trong đó , phân Formaldehyde đầu tiên được phân tích định tính bằng phương pháp AATCC 94, và không phát hiện có formaldehyde trên vải, do đó công việc định lượng là không cần thiết thực hiện.

pH của vải đo được trong kết quả trên là 6.0, nằm trong phạm vi cho phép của khách hàng 5.5 – 8.0. , nên như vậy là đạt yêu cầu.

Trong phần tiếp sẽ đề cập đến những yêu cầu về cường lực, độ co của vải……


Xem -->> VẢI DỆT THOI (P.3), VẢI DỆT KIM , DỆT THOI VÀ VẢI KHÔNG DỆT

Xem -->> VẢI DỆT THOI (P.1), VẢI DỆT KIM , DỆT THOI VÀ VẢI KHÔNG DỆT

 

Theo. kienthucdetmay.com

8/10 980 bài đánh giá
0906.030.286