Kiến thức về một số loại sợi vải

Cỡ chữ

Đăng lúc 05:59:38 ngày 26/02/2018 | Lượt xem 2068

1/ Vải sợi tự nhiên:

Vải sợi tự nhiên là các loại vải được dệt từ các loại xơ sợi có sẵn trong tự thiên.

Có nguồn gốc từ thực vật như: sợi bông (thu được từ quả cây bông), sợi lanh, gai, đay… (thu được từ thân cây lanh, gai, đay…).

Có nguồn gốc từ động vật như: sợi len (thu được từ lông các loài thú như cừu, dê, lạc đà, thỏ…), tơ tằm (thu được từ kén tằm)…

Vải sơi có nguồn gốc từ thiên nhiên được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là vải dệt từ sợi bông (vải cotton); vải len, dạ và lụa tơ tằm. Hiện nay các mặt hàng dệt từ tơ tằm là những mặt hàng quý, được thế giới ưa chuộng.

Kien thuc ve vai soi tu nhien

a/ Vải sợi bông (xơ cellulose)

* Tính chất:

Ưu điểm:

– Hút ẩm cao. Do đó quần áo may bằng vải sợi bông mặc thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới.

– Chịu nhiệt và cách điện tốt.

– Giặt tẩy dễ dàng.

Nhược điểm:

– Dễ bị co.

– Dễ nhàu nát, khi ủi xong khó giữ nếp.

– Dễ bị mục do vi khuẩn, nấm mốc xâm hại.

* Cách nhận biết:

– Khi kéo đứt sợi thấy dai và chỗ đứt không bị xù lông.

– Khi vò nhẹ vải đẻ lai nhiều nếp nhăn.

– Khi đốt vải cháy nhanh và có mùi như giấy cháy. Tàn tro trắng, lượng ít và dễ vỡ.

* Sử dụng và bảo quản:

– Dùng may quần áo mặc mùa hè,  vải cotton thích hợp cho đồ dùng sinh hoạt cần hút ẩm tốt như áo gối, chăn mền, tấm trải gường, khăn tay, khăn tắm, khăn bàn, khăn ăn, giày vải…

– Nhiệt độ ủi thích hợp từ 180 – 200 độ C, ủi dễ hơn khi vải ẩm do đó nên phun hơi hoặc làm ẩm trước khi ủi.

– Giặt bằng xà phòng kiềm.

– Sấy khô hoặc phơi nắng, cất giữ nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.

* Tên thương mại một số vải cotton:

Vải tám, vải calicot, vải ú, vải batiste (phin nõn), vải popline, vải xô, vải kaki, vải jean…

b/ Vải tơ tằm (xơ protein)

Vai to tam

* Tính chất:

Ưu điểm:

– Mềm mại, bóng mịn, nhẹ.

– Cách nhiệt, cách điện tốt.

– Mặc thoáng mát, hút ẩm tốt: 11%.

Nhược điểm:

– Dễ co.

– Kém chịu nhiệt, nhiệt độ cao làm tơ lụa bị giòn , gãy. Ánh nắng và mồ hôi dễ làm tơ mau mục và úa vàng.

– Kém bền với kiềm.

* Cách nhận biết:

– Cầm tay mát, mặt vải ánh bóng.

– Đốt cháy chậm và có mùi khét như tóc cháy, đầu đốt sủi bọt màu nâu, xốp, bóp vỡ vụn.

* Sử dụng và bảo quản:

– Lụa tơ tằm dùng để may áo dài, chemise (sơ-mi); hàng cao cấp,  có thể may complet… Vì tính chất cách nhiệt tốt nên quần áo bằng vải tơ tằm mùa hè mặc mát và mùa đông mặc ấm.

– Nhiệt độ ủi thích hợp từ 140 – 150 độ C. Có thể ủi ở mặt trái hoặc mặt phải, dùng khăn ẩm để lên mặt vải trước khi ủi ở mặt phải. Nếu ủi ở nhiệt độ quá cao, tơ sẽ mất độ bóng.

– Giặt bằng xà phòng trung tính (ví dụ các loại dầu gội đầu), chanh, bồ kết trong nước ấm.

– Phơi ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải.

* Tên thương mại một số loại vải tơ tằm:

Lụa, lượt, the, xuyến, đũi (loại vải tơ tằm thô, dày)…

c/ Vải len (wool) (xơ protein)

Vai len

* Tính chất:

Ưu điểm:

– Giữ nhiệt tốt do đó thích hợp với khí hậu ôn đới.

– Vải nhẹ, xốp, có độ bền cao.

– Ít nhăn, ít co giãn, ít hút nước.

Nhược điểm:

– Kém bền với kiềm.

-Dễ bị vi khuẩn, nấm mốc phá huỷ.

* Cách nhận biết:

– Cầm thấy ráp tay.

– Mặt vải có xù lông cứng.

– Khi kéo đứt sợi có độ kéo dãn lớn.

– Đốt cháy yếu, có mùi khét như tóc cháy.

– Tro tàn đen, xốp, dễ vỡ.

* Sử dụng và bảo quản:

– Dùng để may quần áo mặc ngoài về mùa đông như: manteau, blouson, complet…

– Giặt bằng xà phòng trung tính (hoặc xà phòng dành riêng để giặt len do len kém bền với kiềm), các loại complet hoặc hàng len cao cấp thường phải giặt khô ( dry clean) , là hơi ( nếu giặt bình thường sẽ bị co lớn , biến dạng, giảm chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm). Không giặt bằng nước nóng.

– Phơi ở nơi râm mát, thoáng gió.

– Cất giữ cẩn thận để tránh bị gián, nhậy cắn.

 2. Vải sợi hoá học

nylon-fabric_9Là loại vải được dệt bằng sợi hoá học. Vải sợi hoá học có ưu điểm là trên bề mặt không có tạp chất, ít bị vi sinh vật và nầm mốc phá hủy. Căn cứ vào nguyên liệu ban đầu và phương pháp sản xuất mà người ta chia sợi hoá học ra làm hại loại:

Vai soi hoa hoc

* Sợi nhân tạo: là những loại sợi được chế tạo từ những hợp chất cao phân tử (polimer) có sẵn trong tự nhiên như cellulose…. Nguyên liệu là các loại tre, gỗ, nứa…có hàm lượng cellulose cao. Các nguyên liệu ban đầu được hoà tan trong các chất hoá học như soude, carbone disulfure, axit sulfurique, muối sulfate… để kéo thành sợi dùng dệt vải. Đó là sợi viscose (hoặc các dạng biến tính của nó là rayon, polino…), acétate. Các loại sợi này vẫn có thành phần và tính chất của nguyên liệu ban đầu.

Sợi viscose dạng dài liên tục dùng để dệt các mặt hàng lụa tartant, satin; sợi viscose dạng ngắn dùng để dệt vải fibre hoặc pha với các loại sợi khác thành sợi pha. Sợi acétate dùng để dệt một số mặt hàng mỏng, nhẹ, dùng may áo phụ nữ, trẻ em, dệt khăn quàng…

* Sợi tổng hợp: là loại sợi được chế tạo từ nguyên liệu hoá học.

Nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ, khí đốt… qua quá trình biến đổi phức tạp như chưng than đá, cracking dầu mỏ, tổng hợp polimer… tạo thành nguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp. Các nguyên liệu này có thành phần, tính chất khác hẳn nguyên liệu ban đầu.

Sợi tổng hợp có các loại sau:

– Sợi polyamid (PA) dùng để dệt lụa nilon, vải dệt kim, dệt bít tất, chỉ may…

– Sợi polyester (PES) dùng để dệt tergal (dacron), tetron,…; pha với sợi bông, với sợi viscose để dệt hàng vải pha.

– Sợi polyacrylique (PAC) dùng làm nguyên liệu dệt kim (len nhân tạo); pha với các loại sợi khác để dệt hàng vải pha.

– Sợi polyvinylalcol (PVA) dùng dệt vải may manteau, blouson, quần áo lao động, xe dây thừng, dây chão, lưới đánh cá…

– Sợi polyuréthane (PU) dùng dệt vải lycra, pha với các loại sợi khác để dệt vải may y phục ôm sát cơ thể như áo tắm, quần áo lót…

Sau đây chúng ta sẽ xem xét những loại vải sơi hoá học thông dụng.

a/ Vải dệt từ sợi nhân tạo viscose

* Tính chất:

– Mặt vải mềm mại, bóng.

– Hút ẩm tốt.

– Độ bền kém, nhất là khi ướt. Khi khô bị co ngắn lại.

– Dễ nhàu nát.

* Cách nhận biết:

– Mặt vải thường mềm mại.

– Khi đốt cháy tro tàn rất ít và chỉ có ở đầu đốt.

* Cách sử dụng và bảo quản:

– Dùng để may quần áo mặc ngoài, vải lót các loại quần áo cao cấp như veston, manteau…

– Nhiệt độ ủi thích hợp từ 130 – 140 độ C. Do dễ bị nhàu nên phải ủi với hơi nước.

– Giặt bằng xà phòng thường, không ngâm lâu, không vắt mạnh tay.

– Phơi trong bóng râm hoặc ở nơi thoáng khí.

* Tên thương mại:

Fibre, tartan, rayon, gấm, lụa, satin…

b/ Vải dệt từ sợi tổng hợp polyamid (PA)

Vai-det-tu-soi-tong-hop-polyamid

* Tính chất:

Ưu điểm:

– Khá nhẹ, khó bắt bụi.

– Có độ bến kéo, bền ma sát, bền vi khuẩn rất cao.

– Độ đàn hồi tương đối tốt nên ít bi nhàu nát.

– Phơi mau khô.

Nhược điểm:

– Hút ẩm kém (khoảng 4,5%), khó thoát hơi, thoát khí, do đó khi mặc sẽ bị bí hơi.

– Bị lão hoá, trở nên ố vàng và giòn theo thời gian, nhất là khi thường xuyên phơi lâu dưới ánh nắng.

– Khả năng chịu nhiệt kém, dễ bị co và mềm nếu nhiệt độ bàn ủi quá 150 độ C.

* Cách nhận biết:

– Mặt vải bóng, sợi đều.

– Khi đốt, xơ cháy đầu đốt bị chảy nhựa màu hổ phách, cứng khi nguội và bóp không vỡ

* Cách sử dụng và bảo quản:

– Dùng để may áo lót hoặc lót áo jacket.

– Ủi ở nhiệt độ thấp, từ 120 0 150 độ C.

– Giặt bằng xà phòng giặt thường và phơi trong bóng râm.

– Không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C.

* Tên thương mại:

Nylon, caprolar.

c/ Vải dệt từ sợi tổng hợp polyester (PES)

* Tính chất:

Ưu điểm:

– Độ bền rất cao, không bị nấm mốc phá huỷ.

– Bền với ánh sáng tốt, chỉ thua polyacrylique.

– Độ đàn hồi cao và định hình rất tốt, gấp 3 lần polyamid. Do đó quần áo dễ là định hình và giữ nếp rất lâu, không bị mất đi sau khi giặt.

– Chịu nhiệt trong phạm vi rộng, có thể từ -70 đến +175 độ C.

Nhược điểm:

– Hút ẩm kém (khoảng 0,5%).

– Hay bị cong xoắn ở các mép vải.

* Cách nhận biết:

– Mặt vải bóng.

– Khi đốt, xơ cháy và đầu đốt chảy nhựa màu nâu sẫm, cứng khi nguội và bóp không vỡ.

* Cách sử dụng và bảo quản:

– Vải dệt từ sợi polyester may nhiều loại y phục cho cả nam lẫn nữ, giữ nếp rất đẹp, tuy nhiên do hút ẩm kém nên không hợp vệ sinh.

– Ủi ở nhiệt độ thấp từ 150 – 170 độ C.

– Giặt bằng xà phòng giặt thường, không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C.

– Phơi trong bóng râm hoặc nơi thoáng khí.

* Tên thương mại:

Tergal (Pháp), dacron (Mỹ), terylene (Anh), swiss bóng, mouseline, soire…

3. Vải sợi pha ( Blend)

Mỗi loại vải đều mang những ưu nhược điểm. Trong thực tế, người ta sử dụng vào lĩnh vực may mặc những loại vải pha thiên nhiên và sợi tổng hợp, nghĩa là các sợi khác nhau pha trộn theo một tỉ lệ nhất định để tạo thành loại vải mang tính ưu việt của các sợi thành phần.

Ví dụ:

– Vải pha PECO: dệt bằng sợi pha theo tỉ lệ 65% sợi polyester và 35% sợi bông cotton được vải Kate, gabardine, soire…

+ Polyester : bền, không nhàu.

+ Cotton: hút ẩm tốt.

Vải Kate có ưu điểm là hút ẩm nhờ vào thành phần xơ cotton trong vải ; bền, ít nhàu nhờ vào thành phần polyester trong vải .

– Vải pha PEVI: được dệt từ sợi polyester và viscose.

Vải pha có những ưu điểm hơn hẳn vải sợi bông hoặc vải sợi hoá học: bền, đẹp, dễ nhuộm màu, ít nhàu nát, mặc thoáng mát, giặt chóng sạch, mau khô… Vải pha được sử dụng rất rộng rãi để may các loại quần áo và các sản phẩm khác, tạo ra tính đa dạng trong thẩm mỹ , tiện dụng trong đời sống.

Theo. Kienthucdetmay.com

10/10 689 bài đánh giá
0906.030.286